Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có mà
Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu.
Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày”. Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: “Ngươi từ đâu đến? Đến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: “Con từ Lĩnh Nam đến. Đến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác”. Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!”. Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn- độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Đà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần “bổn phận của người Phật tử tại gia” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:

- Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

- Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

- Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

- Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

- Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:

- Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

- Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

- Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

- Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

- Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Bài viết: "Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật"
Thích Hạnh Phú - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ phật y nghia cua viec cung nuoc tren ban tho phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

18 tổ già da xá đa Đại lão Hòa thượng Duy Giác viên tịch trÕ Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ húy kỵ ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t tinh than tue giac van thu bÃn thờ cúng nhang đèn và giất mộng đời อร นซาส นธ ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long truoc nguong Có thể trị suy nhược tinh thần bằng loi ich hanh gia tri chu dai bi ngày tết nói về hai mươi bốn loài hoa hoc phat Kháng moi lien he giua an chay va suc khoe cua su cung duong va le khai tam trong dao phat nghe phat day ve tinh yeu những điều câng biết về phóng sanh vai suy nghi ve viec di chua cua tuoi tre Chùa Thành Linh tuổi trẻ và xu hướng thích làm tiệc đức thanh THICH xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt Độc đáo món bánh Tết thất Cỏ trÃ Æ Bừng sáng về cảm thụ cái đẹp chuong xii ve tri ban va giai han thuc tan phuong niêm thay da cho con thay phep mau phat giao ton giao cho tat ca moi nguoi tia nhà ngoc tam la chu nhan cua bao dieu hoa mười nhung hieu biet ve mau ao Hạt điều giúp chống suy nhược tinh Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở nam dung doi den khi co tien moi bao hieu cho cha me vài điểm tương đồng và khác biệt Tịnh và Thiền Hai hướng đi cùng ñÀøÕ tượng phật hoàng bằng ngọc đã được Thái Bình Kỷ niệm hóa nhật cố buong bo 7 dieu nayde co cuoc song thanh than